TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ

Đối diện với nhiều khó khăn

  • Nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam chỉ đạt 640 triệu USD, giảm 45,6% so với cùng kỳ năm 2022
  • Xuất khẩu gỗ và lâm sản trong tháng 8/2023 đem về 1,19 tỷ USD, giảm 21,5% so với tháng 8/2022
  • Mặc dù giảm tới 42,27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam
  • Xuất khẩu đồ gỗ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn, với gánh nặng xuất xứ và kiểm dịch, Việt Nam cần có cách tiếp cận khác trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ…

Tuy nhiên vẫn còn đó những cơ hội

Năm 2022 và 2023, Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất 3 loại gỗ

  • Viên gỗ: Nhập khẩu viên nén gỗ tăng hơn 40% vào năm 2022. Tổng khối lượng đạt khoảng 4,4 triệu tấn, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp chính, đóng góp trên 50% sản lượng
  • Sàn gỗ lắp ráp: Giá trị của những mặt hàng nhập khẩu này tăng vọt đáng chú ý, trong đó Trung Quốc, Việt Nam và Áo là những nhà cung cấp hàng đầu, cao hơn khoảng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Ván ép: Nhập khẩu gỗ dán tại Nhật Bản tăng đáng kể, cao hơn khoảng 35% so với những năm trước.

NHẬT BẢN - THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH GỖ VIỆT NAM

Quan hệ đối tác bền vững

  • Nhật Bản là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam
  • Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã và đang được hỗ trợ rất tích cực thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trong nhiều năm qua, Nhật Bản liên tục là đối tác đầu tư và viện trợ ODA hàng đầu tại Việt Nam.

Nhu cầu phù hợp

  • Việt Nam và Nhật Bản có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại do hai nền kinh tế có sự bổ sung lẫn nhau
  • Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, không có sự cạnh tranh trực tiếp
  • Có thể nói nhiều mặt hàng mà Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu chính là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh trong đó có ngành gỗ

Nhiều chính sách hỗ trợ

  • Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa bởi những hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, RCEP…
  • Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn cho vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, với các lợi thế nhờ quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng, tình hình chính trị – xã hội ổn định

Những con số tích cực

  • Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 02/2022 đạt 109 triệu USD, tăng 31,2% so với tháng 01/2021
  • Dung lượng Thị trường nhập khẩu gỗ 2022 là 1750 tỉ yên (tăng 42%), trong đó dung lượng nhập khẩu từ Việt Nam là 211 tỉ yên (chiếm 12%) tương đương ~35 nghìn tỉ VND.
  • Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia xuất khẩu gỗ sang Nhật, đạt 211 tỷ yên năm 2022

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà còn là một tình bạn chân thành được xây dựng dựa trên lòng tin, hiểu biết và sự tôn trọng.

Ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng thị trường châu Á, Bộ Công Thương

NĂNG LỰC TIẾP CẬN CỦA NAL

Tận dụng lợi thế công nghệ, cùng với sự am hiểu thị trường Nhật Bản sau nhiều năm hợp tác NAL
có thể giúp các công ty xuất khẩu gỗ của Việt Nam tiếp cận tới thị trường đầy hứa hẹn này

Nguồn dữ liệu dồi dào với hơn 16 triệu doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó hơn 1000 doanh nghiệp Nhập khẩu gỗ
Tự động tìm kiếm đầu mối thông tin ban lãnh đạo của BẤT KỲ công ty Nhật nào
Quản lý lead, cơ hội và khách hàng tiềm năng trên một nền tảng duy nhất

TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CỦA CHÚNG TÔI

Tiết kiệm tối đa nguồn lực cho doanh nghiệp: thời gian, chi phí, nhân sự,…

Đơn giản hoá quy trình tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng

Nắm bắt sớm cơ hội, đưa công nghệ vào doanh nghiệp của bạn

Được tư vấn và hỗ trợ bởi những chuyên gia hàng đầu, tận tâm