Lạm phát kinh tế, chính trị bất ổn, tắc nghẽn dòng tiền, chuỗi cung ứng biến động, tâm lý dè chừng của các nhà đầu tư,… đều là những dấu hiệu cho thấy sự xảy đến của một cuộc suy thoái kinh tế. Những điều này đã khiến gần 70.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động trong năm 2021.
Nếu như thực sự phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy đến thì doanh nghiệp cần làm gì để có thể vượt qua, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Suy thoái kinh tế tác động như thế nào đến các doanh nghiêp?
Sụt giảm kinh tế, cũng được gọi là suy thoái kinh tế, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số tác động mà suy thoái kinh tế có thể gây ra đối với các doanh nghiệp:
Sụt giảm doanh số: Khi suy thoái kinh tế xảy ra, người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu, do đó doanh số của các doanh nghiệp có thể giảm đáng kể.
Tăng tỷ lệ vỡ nợ: Trong suy thoái kinh tế, nhiều khách hàng của doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ vỡ nợ của doanh nghiệp.
Giảm lợi nhuận: Khi doanh số giảm và chi phí tăng, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp hoặc thậm chí là lỗ.
Giảm đầu tư và mở rộng: Trong suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp có thể sẽ giảm đầu tư và mở rộng hoạt động của mình. Điều này có thể dẫn đến một chuỗi tiêu cực vì các doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra thêm việc làm và các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tăng cạnh tranh: Khi suy thoái kinh tế xảy ra, nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng tìm cách tăng doanh số bằng cách giảm giá hoặc cạnh tranh với nhau trong việc thu hút khách hàng. Điều này có thể làm tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận.
Cách để các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn suy thoái
Có kế hoạch tài chính rõ ràng
Tiền mặt luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tiền mặt lại càng quan trọng hơn trong thời kỳ suy thoái, khi mà sức mua suy giảm và giá thành các nguyên liệu vật tư trở nên đắt đỏ. Việc lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết để doanh nghiệp kiểm soát được những nguồn thu nguồn chi, làm chủ khả năng tài chính.
Hãy bắt đầu việc lập kế hoạch từ những khoản nhỏ như khấu hao vật tư, điện nước, chi phí công tác,… Để chúng vào một file Excel, hay một phần mềm quản lý dòng tiền để dễ dàng quản lý, lưu trữ và cập nhật thường xuyên.
Cao hơn, bạn có thể tạo các dự báo lưu chuyển tiền tệ. Các dự báo sẽ được xây dựng dựa trên dữ liệu doanh nghiệp tổng hợp trong quá khứ. Dựa vào dự báo, đội ngũ có thể lên kế hoạch sử dụng hợp lý cho các chi phí trong tương lai. Doanh nghiệp cũng có thể nhận thấy những tín hiệu biến động trên thị trường tài chính từ việc phân tích các dự báo này.
Để tránh trường hợp “không có tiền” khi cần, doanh nghiệp cần nghiên cứu và bổ sung thêm các nguồn vốn tiềm năng. Hãy xem xét các khoản vay xoay vòng, chuyển nhượng chủ sở hữu, tài chính thay thế, vốn cổ phần tư nhân và các nguồn lực của chính phủ, bao gồm cả các khoản vay được hỗ trợ bởi Bộ và Cơ quan Nhà nước.
Giảm lượng hàng tồn kho
Hàng tồn kho chiếm dụng của doanh nghiệp một khoảng tài nguyên (chi phí quản lý, lưu trữ, vận hành hệ thống). Trong thời kỳ suy thoái, khi lượng hàng tồn kho tăng lên do suy giảm sức mua, doanh nghiệp có thể thất thoát nhiều chi phí. Chưa kể hàng tồn lưu trữ lâu ngày có thể lỗi thời, bị trộm cắp, hư hỏng.
Doanh nghiệp cần giảm lượng hàng tồn kho nhất có thể dựa trên duy trì sự cân bằng giữa việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt và kiểm soát số lượng đơn đặt hàng. Các hệ thống ERP có thể là một giải pháp trong bài toán này.
Tạo nhiều nguồn thu
Chiến lược này đòi hỏi những suy nghĩ đột phá giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn thu mới, bằng cách tận dụng cơ sở vật chất hiện tại và không cần phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Dưới đây là một vài ví dụ tham khảo:
– Nếu bạn đang bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì hãy cân nhắc xem bạn có thể bán thêm cho các khách hàng B2B không.
– Tăng độ phủ địa lý, tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các vùng miền khác bằng bán hàng trực tuyến.
– Tái sử dụng quy trình sản xuất của bạn cho một sản phẩm mới. Như một tiệm bánh có thể bắt đầu cung cấp bộ dụng cụ, nguyên liệu để khách hàng có thế tự làm bánh tại nhà trong các bữa tiệc.
Đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng
Thấu hiểu khách hàng là điều tối quan trọng mọi điều kiện kinh tế. Hiểu được nhu cầu thay đổi của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thiết lập các chính sách linh hoạt theo nhu cầu, giúp tăng khách hàng, tăng dòng tiền vào cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Có thể kể đến như chính sách chính sách thanh toán đa hình thức quét mã/ ví điện tử/ thẻ atm/ tiền mặt của các cửa hàng giúp khách hàng thuận tiện hơn khi thanh toán,…
2023 sẽ tiếp tục là năm khó khăn của doanh nghiệp với nhiều dự báo của một cuộc suy thoái. Để vượt qua đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt, như đo lường và phân tích những sai sót tiềm ẩn và có chiến lược để khắc phục chúng kịp thời