Chuyển đổi số là đề tài nóng hổi trong 2 năm vừa qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Chủ đề được các tổ chức doanh nghiệp đa ngành nghề quan tâm, chú trọng.
Với các công nghệ chuyển đổi số, nguồn thông tin dữ liệu được lưu trữ, tận dụng tối đa, được phân tích, xử lý nhanh chóng; cải thiện hiệu suất vận hành, trải nghiệm của khách hàng và nhân viên; tối ưu vận hành và tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp.
Trong bài viết hôm nay ChatOps sẽ chia sẻ tới độc giả xu hướng chuyển đổi số tại Việt nam từ quý 1/2021 đến nay, được nghiên cứu bởi Kompa.
Nếu 2020 được xem là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số thì năm 2021 có thể coi là năm bắt đầu triển khai chuyển đổi trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
- Ở quý 1/2021, sự quan tâm của người dân còn khá thấp
- Đến quý 2/2021, sự quan tâm này đã có sự thay đổi và tăng trưởng
- Sự kiện điểm nhấn trong quý 3/ 2021 là Bộ Công an đã xây dựng, triển khai thành công hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chính thức vận hành, đánh dấu sự quan tâm rõ rệt của đông đảo người dân về chủ đề chuyển đổi số trên toàn quốc
- Cuối năm 2021, giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” thu hút hơn 900.000 lượng thảo luận.
- Ngày 10/10/2022 được xem là ngày chuyển đổi số quốc gia.
Top 5 ngành nghề đang thực hiện chuyển đổi số được thảo luận nhiều nhất
Ngân hàng, sản xuất công nghiệp, y tế, giáo dục và bất động sản là nhóm các ngành đang có lượng thảo luận liên quan đến chuyển đổi số cao nhất. Trong đó, ngân hàng chiếm lượng thảo luận cao nhất nhờ tích cực có các hoạt động chuyển đổi số tiêu biểu, như: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến, máy giao dịch ngân hàng tự động, chi nhánh ngân hàng 4.0, thanh toán QR code, Tap to pay, Livebank, thanh toán phi tiếp xúc, rút tiền bằng CCCD…
Ngân hàng
Ngân hàng là ngành có lượng thảo luận cao nhất về chuyển đổi số. Trong đó, vấn đề khó khăn là vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong bối cảnh COVID-19. Hệ thống ngân hàng đang tập trung chuyển đổi phương thức thanh toán truyền thống thành thanh toán điện tử hoặc ví điện tử.
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp là ngành có lượng thảo luận nhiều thứ 2. Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành để nâng cao hiệu quả cũng như hiệu suất. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp như chi phí, thay đổi quy mô sản xuất, nhưng không thể chối bỏ hiệu quả mà nó mang lại.
Y tế
Ngành y tế là ngành có lượng thảo luận nhiều thứ 3. Đặc biệt trong thời gian COVID-19, ngành y tế có một bước phát triển đột phá. Trong đó, ngành y tế chú trọng ứng dụng các giải pháp công nghệ, bệnh án điện tử… vào trong quá trình khám chữa bệnh, nhờ đó rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả.
Giáo dục
Ngành giáo dục là ngành có lượng thảo luận lớn thứ 4. Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19, giảng dạy trực tuyến song song ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là xu thế của ngành. Các đơn vị giáo dục, trường đại học cũng hợp tác với nhau để đổi mới sáng tạo chạy đua với thời kỳ chuyển đổi số.
Bất động sản
Ngành có lượng thảo luận nhiều thứ 5 là ngành bất động sản, bởi đầu tư bất động sản đang được quan tâm và là danh mục đầu tư hàng đầu. Đây cũng chính là ngành biến động khá nhiều trong 2 năm gần đây, khi các doanh nghiệp về bất động sản xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, Meey land là doanh nghiệp tích cực nhất trong quá trình tham gia chuyển đổi số.